Bệnh viêm loét miệng ở trẻ em có thể xảy ra do các tác động cơ học, do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, vệ sinh răng miệng kém. Đôi khi, đây còn là dấu hiệu của các bệnh lý truyền nhiễm cần được điều trị sớm.
Đang xem: Viêm Loét Miệng Ở Trẻ Em : Nguyên Nhân Và Cách Trị Liệu
Viêm loét miệng ở trẻ em là gì?
Bệnh viêm loét miệng ở trẻ là tình trạng tổn thương, viêm đỏ và xuất hiện vết loét ở các mô mềm trong khoang miệng, bao gồm lợi, má trong, vòm họng, lưỡi hay cả môi. Đây là một vấn đề về răng miệng phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
Trẻ bị viêm loét miệng cần ăn các món lỏng, dễ nuốt để không gây tác động vào vết loét
Bé bị viêm loét miệng nên ăn gì?
Cha mẹ nên bổ sung các thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, có đặc tính giảm đau, diệt khuẩn tự nhiên và chứa nhiều chất dinh dưỡng trong thực đơn của bé. Bao gồm:
SúpCháoSữaBánh flanMật ongThực phẩm có tính mát, giúp thanh nhiệt, tiêu độc: Cam, chanh, củ cải, cà chua, bột sắn dây, bí xanh, rau má, rau ngót, sữa chua…Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Rau xanh, hoa quả tươiCác loại cá béo bổ sung omega 3 giúp kháng viêm, làm nhanh lành vết loét: Cá hồi, cá tuyết, cá trích, cá thu…Gia vị chống viêm, giảm đau, diệt khuẩn: Tỏi, gừng, nghệ
Trẻ bị loét miệng nên kiêng gì?
Các loại gia vị cayĐồ nếpGà rán, khoai tây chiên và các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ khácThức ăn quá mặn hoặc quá chuaThực phẩm thô, cứngBánh kéo hay thức uống chứa nhiều đườngĐồ uống có caffein hoặc cồn.
Xem thêm: Bí Quyết Cho Mẹ Bầu Bị Phù Tay Khi Mang Thai ? Bí Quyết Cho Mẹ Bầu Bị Phù Nề Khi Mang Thai
Cách phòng ngừa viêm loét miệng ở trẻ em
Trẻ có thể bị tái phát bệnh viêm loét miệng nhiều lần và rất lâu khỏi nếu không có phương pháp dự phòng thích hợp. Bạn có thể phòng ngừa bệnh cho con của mình bằng những cách sau:
Vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên và đúng cách để tránh nhiễm khuẩn. Sử dụng bàn chải đánh răng loại có đầu lông tơ mềm mại cho bé và định kỳ thay mới sau mỗi 2 – 3 tháng.Khuyến khích bé uống nhiều nước.Không để bé vừa ăn vừa nói chuyện hoặc cười đùa, chạy nhảy dẫn đến cắn vào má, lưỡi.Cho trẻ súc miệng và họng hàng ngày với nước muối sinh lý.Tránh để bé ngậm tay, đồ chơi hay bất cứ vật dụng nào không sạch sẽ vào trong miệng.Thường xuyên lau dọn, vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ và giặt giũ đồ dùng cá nhân của bé.Đảm bảo vệ sinh khi chế biến thực phẩm và cho trẻ ăn.Không để trẻ tiếp xúc với các bé đang mắc bệnh truyền nhiễm.Tiêm phòng thủy đậu và các bệnh lý khác cho trẻ đầy đủ theo đúng lịch được khuyến cáo.Tăng sức đề kháng cho bé bằng chế độ dinh dưỡng cân đối và khuyến khích các bé vận động thể chất nhiều hơn.
Trường hợp bệnh viêm loét miệng ở trẻ em có nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý truyền nhiễm ( chẳng hạn như tay chân miệng hay thủy đậu), phụ huynh nên cho bé nghỉ học và cách ly với các bé khác để tránh lây truyền bệnh.