Skip to content

Trẻ Sốt Không Rõ Nguyên Nhân Và Kéo Dài Là Do Đâu? Sốt Kéo Dài Chưa Rõ Nguyên Nhân

Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn bị ho sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân, bạn nên thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Vậy sốt cao không rõ nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không?

MỤC LỤC NỘI DUNG

4. Chẩn đoán và điều trị sốt không rõ nguyên nhân5. Lưu ý khi chăm sóc người bệnh ho sốt kéo dài

1. Sốt cao không rõ nguyên nhân là gì?

Sốt cao không rõ nguyên nhân (Fever of unknown origin – FUO) là tình trạng thân nhiệt tăng cao trên 38,2°C (dấu hiệu điển hình), các triệu chứng khác đi kèm thường mờ nhạt. Người bệnh bị sốt cao liên tục không hạ. Cơn sốt thường kéo dài nhiều tuần (ít nhất là 2 tuần) hay kéo dài hàng tháng mà vẫn chưa có chẩn đoán chính xác. Thậm chí, đã được điều trị bằng các loại thuốc hạ nhiệt, kháng sinh nhưng vẫn không có hiệu quả.

Ngoài ra, nếu trường hợp sốt được theo dõi, điều trị tại bệnh viện trong thời gian ít nhất 01 tuần và thực hiện đủ các xét nghiệm cần thiết mà vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân thì cũng được gọi là sốt kéo dài không rõ nguyên nhân. 

*

Sốt kéo dài gây ra nhiều mệt mỏi và khó chịu

Sốt cao không rõ nguyên nhân gồm có 4 loại: 

Sốt cao không rõ nguyên nhân cổ điển: Sốt kéo dài hơn 3 tuần, không xác định được nguyên nhân sau hơn 3 lần khám ngoại trú hoặc sau 3 ngày nhập viện. Sốt cao không rõ nguyên nhân bệnh viện: Sốt xảy ra ở bệnh nhân nhập viện để điều trị một bệnh cấp tính khác, sau đó bắt đầu sốt không biết rõ nguyên nhân mà không có dấu hiệu nhiễm trùng, ủ bệnh khi nhập viện. Sốt do thiếu hụt miễn dịch: Sốt ở người suy giảm miễn dịch, không chẩn đoán được nguyên nhân sau 3 ngày thực hiện các đánh giá y tế cần thiết. Sốt không rõ nguyên nhân liên quan đến HIV: Người nhiễm HIV sốt kéo dài hơn 3 tuần. 

Với các tình trạng sốt 2 ngày liên tục hoặc sốt 3 ngày không rõ nguyên nhân, đây chưa hẳn được liệt kê vào tình trạng sốt kéo dài không rõ nguyên nhân. Bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe và thân nhiệt, và thăm khám bác sĩ để có giải pháp phù hợp nhất.

Đang xem: Sốt không rõ nguyên nhân

2. Vì sao xuất hiện sốt kéo dài không rõ nguyên nhân?

Tùy vào từng loại sốt mà bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Các nguyên nhân gây ra tình trạng sốt trong nhiều tuần, không rõ nguyên nhân có thể là: 

Sốt do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng: Bệnh lao, tăng bạch cầu đơn nhân, bệnh Lyme, viêm nội tâm mạc, sốt mèo cào, nhiễm trùng đường tiểu có biến chứng, khối áp xe…Sốt do bệnh ác tính: Ung thư hạch, ung thư biểu mô tuyến tụy, bệnh bạch cầu, bệnh lý u hạt và các bệnh ung thư khác.Một số nguyên nhân khác: Do sử dụng hoặc lạm dụng ma túy, ảnh hưởng từ việc sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật, sốt do vết loét, nhiễm HIV hoặc nhiễm nấm, nhiễm khuẩn…

*

Làm gì để phòng ngừa tình trạng sốt?

Bạn có thể giảm thiểu tình trạng sốt cao bằng cách hạn chế để bản thân rơi vào tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.

*

Sốt cao, đau đầu, ớn lạnh là những triệu chứng điển hình của tình trạng sốt không biết rõ nguyên nhân

Sốt không rõ nguyên nhân có dấu hiệu điển hình là thân nhiệt vượt quá 38,2°C với các kiểu sốt như sốt cao liên tục, sốt từng cơn, sốt rét run, sốt chu kỳ, sốt thất thường… Kèm theo đó là đau đầu, ớn lạnh, đổ mồ hôi và các triệu chứng đi kèm khác như: 

Mệt mỏi, mất nước. Phát ban. Nổi hạch. Xoang tắc nghẽn, khó thở. Đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Chán ăn, da xanh tái, sụt cân, suy dinh dưỡng. 

4. Chẩn đoán và điều trị sốt không rõ nguyên nhân

Chẩn đoán

Sốt không rõ nguyên nhân có thể được chẩn đoán qua: 

– Bệnh sử, tiền sử của người bệnh

Bác sĩ sẽ trao đổi, khai thác các thông tin về bệnh sử như thời gian xuất hiện sốt, các triệu chứng đi kèm sốt, tiền sử mắc bệnh của bệnh nhân và tiền sử gia đình, tiền sử dùng thuốc và điều trị bệnh, dịch tễ khu vực sống…

– Thăm khám lâm sàng

Thăm khám lâm sàng bao gồm theo dõi thân nhiệt, đánh giá các biểu hiện của bệnh, tìm các triệu chứng thực thể và toàn thân. 

*

Nên thăm khám bác sĩ sớm để tìm ra nguyên nhân gây sốt kéo dài

– Thực hiện các xét nghiệm cần thiết 

Bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm để tiếp cận chẩn đoán nguyên nhân gây sốt kéo dài không rõ nguyên nhân như công thức máu, phân tích nước tiểu, cấy dịch tỵ hầu; xét nghiệm điện giải đồ, chức năng gan và thận, chức năng hô hấp… để đánh giá biến chứng do bệnh gây ra. Ngoài ra, xét nghiệm vi sinh, huyết tủy đồ cũng được thực hiện để định hướng căn nguyên hoặc siêu âm, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán hình ảnh. 

Điều trị sốt cao không rõ nguyên nhân

Tùy vào từng nguyên nhân gây sốt kéo dài mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung người bệnh phải điều trị tích cực, tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh, có thể gây tử vong. 

Nếu sốt kéo dài vẫn chưa xác nhận được nguyên nhân, bạn có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt không kê đơn như Paracetamol (cauma.vn); thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen và thuốc kháng histamin. 

Những người sốt do hệ miễn dịch suy giảm có thể được chỉ định điều trị bằng kháng sinh phổ rộng. Còn với những trường hợp sốt liên quan đến HIV, người bệnh cần điều trị HIV bằng thuốc kháng virus kết hợp điều trị các triệu chứng và biến chứng đi kèm. 

*

Các cách giảm đau hạ sốt nhanh an toàn hiệu quả cho người lớn

Sốt cao ở người lớn gây ra nhiều mệt mỏi cho người bệnh và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và sinh hoạt của người trưởng thành. Để hạ sốt, bạn có thể áp dụng 7 cách giảm đau hạ sốt nhanh cho người lớn dưới đây.…

5. Lưu ý khi chăm sóc người bệnh ho sốt kéo dài

Khi chăm sóc người bệnh sốt không rõ nguyên nhân và kéo dài trong nhiều tuần, cần lưu ý một số điều sau: 

Bổ sung đủ nước

*

Khi bị sốt, bạn nên uống đủ nước để giúp giảm thân nhiệt

Sốt thường gây mất nước, vì vậy người bệnh nên bổ sung khoảng 2 – 3 lít nước/ngày. Nếu trẻ bị sốt kéo dài hoặc trẻ sốt không rõ nguyên nhân, bố mẹ nên cho bé sử dụng dung dịch bù nước để bổ sung chất lỏng và các chất điện giải.

Ăn uống đủ chất

Khi bị sốt, người bệnh thường có cảm giác chán ăn, rối loạn tiêu hóa… gây sụt cân nhanh. Bạn nên cho người bệnh ăn thức ăn lỏng như bún, phở nấu cùng thịt gà, thịt heo, thịt bò và tăng cường nước hoa quả, sinh tố như cam, xoài, chuối, dâu tây…

Ngoài ra, cũng nên bổ sung các loại rau xanh như rau mồng tơi, rau muống, rau dền, rau cải… vào thực đơn của người bệnh, bổ sung sữa chua để tăng lợi khuẩn cho đường ruột và nên chia thức ăn thành nhiều bữa. 

Một số thực phẩm nên tránh khi bị sốt như: Uống nước đá, uống trà, ăn trứng, mật ong và các loại gia vị cay nóng như tỏi, ớt, tiêu…

Mặc quần áo thoáng mát

Người bệnh nên mặc quần áo mỏng và thấm mồ hôi tốt, giữ nhiệt độ trong phòng thoáng mát. 

Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày

Dù đau nhức cơ xương khớp nhưng người bệnh cũng nên vận động nhẹ nhàng như ngồi ghế, đi lại từ từ. Tuyệt đối không nên bất động để tránh gây nghẽn mạch do đông máu. 

Lưu ý: Khi người bệnh sốt quá cao và cơ thể có dấu hiệu bất thường thì cần thăm khám ngay lập tức, tránh chủ quan điều trị tại nhà vì có thể sốt cao có thể gây co giật và sử dụng thuốc không đúng cách hoặc quá liều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. 

Sốt không rõ nguyên nhân và kéo dài nhiều tuần có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý ác tính, tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm trùng cần được điều trị sớm. Tốt nhất khi có triệu chứng sốt kéo dài, tái diễn liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên thăm khám sớm để chẩn đoán và điều trị sớm nhất, tránh trường hợp sốt tiến triển nặng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/fever-of-unknown-origin#symptoms

https://suckhoedoisong.vn/nen-va-khong-nen-an-gi-khi-bi-sot-n93179.html

Trẻ bị sốt phát ban nên kiêng gì để nhanh khỏi?

Nhiều bố mẹ cho rằng khi bị sốt phát ban, trẻ cần được kiêng nước, kiêng gió, kiêng ăn… mới nhanh hết…

Xem thêm: Viêm Thành Mạch Dị Ứng : Chẩn Đoán Miễn Dịch Và Điều Trị, Biểu Hiện Lâm Sàng Của Viêm Mao Mạch Dị Ứng

Hướng dẫn cách phân biệt sốt phát ban và sởi ở trẻ

Sốt phát ban và sởi đều là những bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, nếu nhận biết sai giữa…

Tiêm sởi có sốt không: Những điều cha mẹ cần biết

Tiêm phòng vắc-xin sởi cho bé là việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, sau khi tiêm sởi có sốt không là…

Trẻ sốt cao tay chân lạnh là gì? Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt?

Nhiều trẻ sốt cao nhưng chân tay lạnh khiến nhiều bố mẹ lo lắng không biết nên xử lý thế nào để…

Bé sốt cao về chiều và đêm là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, nhiệt độ bình thường ở trẻ nhỏ dao động từ 36,8 độ C đến 37,3 độ C. Tuy…

Xem thêm:

Điểm mặt 7 bệnh mùa mưa thường gặp nhất bạn nên lưu ý

Sốt xuất huyết, cảm lạnh, bệnh về da, bệnh thương hàn… là các bệnh mùa mưa phổ biến mà bất kỳ ai…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *